Sâm Việt Nam

100000000

Sản phẩm sâm hoàng liên sơn việt nam

Brand: Danh Mục:

Mô tả

Kết quả định lượng sâm trồng Lai Châu
Đây là những củ sâm Việt Nam trồng ở Lai Châu, vẫn thường được gọi là sâm Ngọc Linh, bán với tên gọi sâm Ngọc Linh và giá thì bằng 1/2 – 1/3 sâm trồng ở núi Ngọc Linh.
Dân bán dược liệu vẫn nói: Cứ kiểm nghiệm là xong, khỏi chém!
Không tin vào kiểm nghiệm thì tin vào mồm ông bán hàng và khách hàng à?
Nhưng, quan điểm từ nhiều năm trước của tôi, thì chả tin vào thằng nào được hết, cả bán hàng lẫn máy móc kiểm định. Tin vào những thứ đó, có mà đổ thóc giống ra ăn.
Tôi đã làm nhiều kết quả định lượng, định tính cả sâm Quảng Nam, Kontum, Lào, Lai Châu và Trung Quốc, tại Viện Dược liệu Việt Nam – nơi có mẫu chuẩn nhất (giá định lượng là 2,5 triệu đồng/mẫu), và ko thể làm láo được, đều cho ra kết quả kiểm định là Sâm Việt Nam.
Vậy nên, người mua sâm tiết trúc trồng ở núi Ngọc Linh cũng đừng có mà tin đã mua được củ sâm tiết trúc có cội nguồn từ núi Ngọc Linh.
Đến bây giờ, tôi chỉ tin vào những củ sâm chuẩn gen và mẫu mực ở một vài công ty, cá nhân nghiêm túc đang miệt mài nhân giống di thực tại chỗ (như cty Sâm Ngọc Linh Kon Tum của anh Trần Hoàn chẳng hạn) mà thôi.
Còn, tất cả đều ko tin được. Ngay cả củ sâm đang trồng ở núi Ngọc Linh cũng có thể là giống của Trung Quốc, Lai Châu.
Nhưng, nói như vậy, ko có nghĩa, là kết luận sâm Việt Nam ở núi Ngọc Linh là tốt nhất. Chưa có một bằng chứng nào để chứng minh cho điều đó, ngoài những câu phát biểu “tốt nhất thế giới” của mấy ông nghiên cứu tay ngang và dân bán hàng.
Xem kết quả, kiểm nghiệm từ mấy củ sâm trồng 5 năm tuổi Lai Châu này, có thể thấy hàm lượng hoạt chất đặc trưng MR2 khá cao, tới 3,86%. Những củ sâm Lai Châu hoang dã thì siêu cao, tới trên dưới 6%.
Trong khi đó, công bố khoa học, thì MR2 của sâm trồng ở núi Ngọc Linh chỉ là 3% hoặc hơn chút. Thấp hơn sâm trồng ở Lai Châu và bằng một nửa sâm hoang dã ở Lai Châu.
Nhưng, điều kinh ngạc, là saponin Ginsenoside Rg1 (GRg1) của sâm trồng Lai Châu cao… ngã ngửa, khi tới 5,25%.
GRg1 là saponin quý đầu bảng làm nên tên tuổi nhân sâm Hàn Quốc. Những củ sâm hoang dã Hàn Quốc cả trăm năm tuổi, giá triệu đô, cũng chưa chắc đã có hàm lượng saponin GRg1 cao như thế này. Nó có tác dụng rất tốt với thần kinh, giảm stress, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp sản sinh estrogen rất mạnh…
Hàm lượng saponin Rb1 ở mức gần 1%, ở mức trung bình. Đây là saponin quý giúp bảo vệ tế bào gan.
Các saponin Rd, Re, R1 tương đối thấp. Thấp hơn nhiều so với sâm trong núi Ngọc Linh.
Xét về tổng thể, hàm lượng vài loại saponin chính ở mấy củ sâm trồng Lai Châu không già lắm, khoảng 5 năm tuổi, mà tôi định lượng là 10,17%.
Trong khi đó, sâm Ngọc Linh cũng ở mức 10-13%.
Tỷ lệ các saponin chính ở Sâm Việt Nam ở núi Ngọc Linh tương đối đồng đều. Tỷ lệ các saponin ở sâm Lai Châu ko đồng đều, nhưng 2 loại saponin quan trọng là MR2 và G-Gg1 thì lại cao vượt trội so với sâm núi Ngọc Linh.
Tất nhiên, đây chỉ là một phân tích hơi có tính khoa học một chút. Còn, để khẳng định sâm Việt Nam mọc ở đâu tốt hơn, có lẽ phải… ăn thử!
Dược liệu là thứ bí ẩn và ko dễ gì khám phá hết được. Mọi thứ chỉ là để tham khảo mà thôi.
Tờ giấy xét nghiệm cũng chỉ là thứ để loè bịp. Kinh nghiệm lâu năm đôi khi cũng chỉ là để chém chút cho vui!
Dù sao, củ sâm Việt Nam vẫn là thứ hấp dẫn để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Nhưng, điều cần là nhân giống nhanh và giá rẻ xuống cho toàn dân được dùng, mới thực sự ý nghĩa.
Nguồn: Nhà báo Phạm Ngọc Dương
Gợi ý để độc giả biết giá các loại Sâm Việt Nam, với loại 12-20 năm tuổi:
1. Sâm VN trồng ở núi Ngọc Linh giá 150-300 triệu/kg
2. Sâm VN ở Lào, Lai Châu hàng tự nhiên giá 70-100 triệu/kg.
3. Sâm VN trồng lại ở Lai Châu và Kim Bình – Trung Quốc giá 30-70 triệu/kg
4. Sâm VN trồng công nghiệp ở Trung Quốc (3-5 năm tuổi): 5 triệu đồng/kg

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sâm Việt Nam”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *